Bài đăng nổi bật

Thủ tướng: Giảm thiểu tác động của dịch bệnh nCoV đối với nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch nCoV đối với nền kinh tế Việt Nam; giao Bộ Kế hoạch và Đầu t...

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Thủ tướng: Giảm thiểu tác động của dịch bệnh nCoV đối với nền kinh tế



Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch nCoV đối với nền kinh tế Việt Nam; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ liên quan cần có biện pháp ứng phó kịp thời.
Chiều 4-2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc của Thường trực Chính phủ
với lãnh đạo Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của vi rút corona gây ra và các bộ, ngành về kết quả công tác phòng, chống dịch.

Trung Quốc sẽ cân nhắc về những thay đổi trong chính sách quốc gia

Giới quan sát quốc tế khá bất ngờ trước động thái được cho là hiếm thấy khi Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 3-2 thừa nhận "những thiếu sót và khuyết điểm" trong cách ứng phó dịch virus corona trong giai đoạn đầu.

Cùng với tuyên bố thừa nhận khuyết điểm, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và 6 lãnh đạo quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu cải thiện hoạt động của hệ thống quản lý khẩn cấp của Trung Quốc.
Thừa nhận sai sót
Ban này chỉ đạo tiến hành chiến dịch truy quét mạnh tay với các chợ buôn bán động vật hoang dã phi pháp. Cho tới nay, những giả thuyết thuyết phục nhất tin rằng mầm bệnh của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra có nguồn gốc từ một khu chợ tại TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
"Để khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót đã lộ ra trong quá trình xử lý dịch bệnh, chúng ta phải cải thiện hệ thống quản lý khẩn cấp quốc gia và nâng cao các năng lực trong việc xử lý những vấn đề nguy hiểm và cấp thiết" - báo cáo của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu. "Cần thiết phải củng cố việc giám sát thị trường, kiên quyết cấm và loại bỏ các chợ và hoạt động mua bán động vật hoang dã", báo cáo tiếp.
Thực tế cách xử lý dịch bệnh của nhà chức trách Trung Quốc đã chậm trong ứng phó dịch. Ở giai đoạn đầu khi dịch mới bùng phát, người dân Trung Quốc cho rằng chính quyền địa phương nơi tâm điểm dịch đã coi nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch, thậm chí trong một số trường hợp còn cố tình che giấu thông tin.
Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, Chính phủ Trung Quốc đã nhận ra sai lầm trong việc đánh giá chưa đúng mức độ nghiêm trọng. Họ lập tức sửa sai bằng cách triển khai một loạt các biện pháp rốt ráo, quyết liệt, mở đầu là tuyên bố ngày 23-1 phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán, nơi được cho là nguồn phát sinh dịch bệnh đầu tiên.
Quyết sửa chữa những chệch choạc ban đầu
Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gọi dịch bệnh do virus corona chủng mới Vũ Hán gây ra là "một bài kiểm tra lớn với hệ thống chính quyền cũng như năng lực quản trị của Trung Quốc". Tuyên bố của ông Tập cho thấy rõ quy mô, mức độ của cuộc khủng hoảng dịch bệnh, và ít nhất cũng hàm chứa một sự thừa nhận rằng hệ thống đó đã có những chệch choạc nhất định ở một số khu vực.
Trong phiên họp đặc biệt thứ hai của Ban Thường vụ Bộ Chính trị ngày 3-2, ông Tập tỏ rõ quan điểm sẽ triển khai một chiến lược quyết liệt hơn trong việc xử lý dịch bệnh corona. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cảnh báo các quan chức không được chống lại những sắc lệnh phòng chống dịch, cũng như không để xảy ra tình trạng quan liêu, hình thức có thể kéo lùi những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của chính phủ.
"Những ai không tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất hay trốn tránh trách nhiệm sẽ bị xử phạt", Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập. Mặc dù mới chỉ một vài quan chức bị sa thải cho tới nay, song giới quan sát cho rằng dự kiến còn có thêm những vị khác "rớt đài" trong chiến dịch xử lý dịch bệnh gắt gao hơn.
Cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ngày 3-2, theo báo New York Times, là lần thứ hai nhà lãnh đạo Trung Quốc xuất hiện kể từ khi chính quyền thành phố Vũ Hán (tâm dịch corona) tuyên bố áp dụng lệnh phong tỏa đầu tiên - một sắc lệnh chắc chắn đã nhận được sự đồng thuận của các cấp quản lý cao nhất tại Bắc Kinh.
Chỉ hơn một tuần trước, ông Tập cũng đã cử nhà lãnh đạo quyền lực số 2 trong nước, Thủ tướng Lý Khắc Cường, tới Vũ Hán thị sát tình hình. Thời điểm đó, tổng số người chết vì dịch bệnh là 106. Tuy nhiên tới ngày 4-2, tổng số người chết vì dịch ở Vũ Hán đã là hơn 420 người và số người nhiễm là 20.438 trường hợp, nhiều hơn 15.000 người so với số ca nhiễm SARS trước đây, theo Tổ chức Y tế thế giới.
Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc cũng bày tỏ ý định sẽ cân nhắc về những thay đổi có thể có trong chính sách quốc gia thời gian tới. Tân Hoa xã cho biết cơ quan này đang yêu cầu có sự cải tổ đáng kể.